Xin chào các bạn!
Chào mừng các bạn đã đến với Trang Sách Kỳ Diệu – nơi chia sẻ kiến thức và hành trình phát triển bản thân toàn diện thông qua những cuốn sách hay.
Tuần này, mình rất hào hứng chia sẻ đến các bạn một cuốn sách đã làm thay đổi cách mình nhìn về thói quen: Atomic Habits – Thói quen nguyên tử của tác giả James Clear.
Bạn biết không, thói quen thật sự là một con dao hai lưỡi. Nó có thể là đòn bẩy giúp bạn sống một cuộc đời tốt đẹp hơn, nhưng cũng có thể là thứ kéo bạn tụt lại phía sau – âm thầm mà dai dẳng.
Và mình nghĩ không hề quá lời khi nói rằng:
👉 “Nếu bạn kiểm soát được thói quen, bạn có thể kiểm soát được cuộc đời mình.”

Vậy nên, thử dừng lại một chút và tự hỏi:
Bạn của hôm nay có đang tốt hơn hôm qua không?
Hay bạn vẫn là chính mình của năm trước – không nhiều thay đổi, không nhiều phát triển?
Chủ đề xây dựng và duy trì thói quen vốn dĩ không còn xa lạ. Và cuốn Atomic Habits cũng có thể đã từng lướt qua tai mắt bạn. Trước khi đọc cuốn sách này, mình cũng đã từng đọc rất nhiều sách về hình thành thói quen – có cuốn tiếp cận từ góc độ tâm lý học, có cuốn thì chia sẻ các mẹo hay kỹ thuật thực tiễn.
Nhưng điều khiến Atomic Habits khác biệt, chính là cách tác giả truyền tải nội dung – chặt chẽ, dễ hiểu và cực kỳ thực tế.
Đặc biệt hơn nữa, giá trị cốt lõi của cuốn sách nằm ở chỗ:
Để thay đổi cuộc đời, bạn phải thay đổi bản sắc – chính là con người bên trong bạn.
Chứ không chỉ đơn giản là dùng ý chí để ép mình duy trì một thói quen nào đó.
Bởi nếu bạn vẫn nghĩ mình là một người “hay trì hoãn”, thì dù có cố gắng chăm chỉ vài hôm, rồi bạn cũng sẽ quay lại như cũ.
Nhưng nếu bạn bắt đầu “xem mình là một người có trách nhiệm, biết giữ lời hứa với bản thân”, thì mọi thứ sẽ thay đổi – từ gốc rễ.
Giờ thì, hãy cùng mình bước vào hành trình khám phá cuốn sách tuyệt vời này.
Hãy sống như cây trúc xào trong gió – mềm mại nhưng bền bỉ, dẻo dai nhưng đầy nội lực.
Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ – William James – từng nói:
👉 “Gieo hành động, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận.”
Thói quen tốt chính là nền móng tạo nên một cuộc sống đáng mơ ước.
Nhưng thật đáng tiếc, chúng ta thường bỏ qua sức mạnh của những thay đổi nhỏ – vì nghĩ rằng, để thành công thì phải có bước tiến thật lớn, thật rõ ràng.
Chính suy nghĩ đó khiến nhiều người bỏ qua giá trị của những cải thiện 1% mỗi ngày.
Chần chừ, trì hoãn… rồi lại quay về vạch xuất phát.
Thêm vào đó, chúng ta hay bỏ cuộc giữa chừng – không phải vì không đủ năng lực, mà vì không nhìn thấy được tiềm năng to lớn ẩn trong những bước đi nhỏ bé.
Nhưng bạn ơi, chính những điều tưởng như vụn vặt đó – lại là cách để bạn tạo ra lãi kép trong cuộc sống.
Trong sách, James Clear chia sẻ một công thức cực kỳ đơn giản nhưng cực kỳ mạnh mẽ.
Và mình sẽ cùng các bạn đi sâu hơn vào công thức đó trong phần tiếp theo.
Hãy cùng nhau tin rằng:
🔥 Bạn không cần trở thành người hoàn hảo – bạn chỉ cần trở nên tốt hơn 1% mỗi ngày.
Tích tiểu thành đại, từng bước một – bạn sẽ xây dựng nên một phiên bản tốt hơn của chính mình.
Nếu bạn thay đổi 1% mỗi ngày, đều đặn trong suốt một năm, bạn sẽ trở nên tốt hơn gấp 37 lần so với chính mình lúc bắt đầu.
Ngược lại, nếu mỗi ngày bạn chậm lại chỉ 1%, thì sau một năm, năng lực hiện tại của bạn sẽ gần như… bằng 0.
Nghe thì có vẻ đây chỉ là một công thức khô khan, một phép loại suy máy móc. Nhưng mình mong là – bạn hãy tạm gác sự nghi ngờ lại và tự mình kiểm chứng. Vì thật ra, khi ta chưa bắt tay vào thay đổi, mọi kết luận sớm chỉ là… lời bào chữa.
Sự thay đổi nhỏ, nếu được duy trì, có thể tạo ra kết quả khổng lồ.
Vì xây dựng thói quen tốt, cũng giống như bạn đang tạo ra lãi kép cho chính cuộc sống của mình.
Hãy tưởng tượng một biểu đồ – nơi bạn kỳ vọng rằng nỗ lực của mình sẽ tạo ra kết quả tăng dần đều, như một đường thẳng đi lên. Bởi vì đúng thật, khi làm điều gì đó, chúng ta luôn hy vọng thấy kết quả ngay lập tức.
Nhưng thực tế thì khác.
Thay đổi thói quen là một đường cong – và trong giai đoạn đầu, đường cong ấy có thể đi xuống.
Bạn chăm chỉ, bạn cố gắng… nhưng chưa thấy thay đổi gì rõ rệt.
Đây chính là lúc bạn rơi vào cái mà James Clear gọi là “thung lũng thất vọng” – nơi rất nhiều người từ bỏ giữa chừng.
Nhưng bạn ơi, điều quan trọng là:
✨ Hãy tin rằng, nếu bạn kiên trì vượt qua được thời kỳ đầu đầy nghi ngờ đó, kết quả sẽ đến – và nó sẽ đến một cách mạnh mẽ.
Vì đó chính là đặc điểm của lãi kép:
👉 Kết quả tốt nhất luôn xuất hiện muộn nhất.
Điều này cũng giống như quy luật “lượng đổi chất đổi” trong triết học:
Những thay đổi nhỏ về lượng – khi tích lũy đủ lâu – sẽ dẫn đến một bước ngoặt về chất.
Và thời điểm bạn đột phá qua giai đoạn lặng lẽ ấy, chính là lúc cuộc sống bạn bắt đầu chuyển mình.
Nếu bạn cần một hình ảnh để ghi nhớ điều này –
Hãy nhìn vào cây trúc xào.
Trong 5 năm đầu tiên, dù được chăm sóc trong môi trường lý tưởng nhất, cây trúc hầu như không cao lên là bao.
Nhưng đến năm thứ 5, nó bắt đầu lớn với tốc độ 30cm mỗi ngày – và chỉ trong 6 tuần, có thể cao đến 27 mét.
Phép màu à? Không hề.
Đó là 5 năm cây trúc âm thầm cắm rễ thật sâu vào lòng đất – tích lũy tiềm năng để một ngày vươn cao vươn xa.
👉 Rễ càng sâu, cây càng cao.
Và bạn cũng vậy.
Thay đổi từng chút một – từng 1% mỗi ngày – là cách bạn bồi đắp chiều sâu cho chính mình.
Và một khi đã đủ sâu, thì chuyện “thành công”, “phát triển”, hay “tỏa sáng”… sẽ đến như lẽ tất nhiên.
Vì thế, hãy sống như cây trúc xào – kiên nhẫn, vững chãi, âm thầm chuẩn bị cho những bứt phá lớn lao.
Và bạn hãy luôn nhớ rằng:
🌱 Thay đổi dù nhỏ đến đâu cũng đều có giá trị.
Nếu bạn chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng để đánh giá nỗ lực, thì vô tình, bạn đang phủ nhận toàn bộ quá trình đáng quý mà mình đã đi qua.
Đừng đợi một cú lật ngoạn mục.
Hãy bắt đầu bằng một bước nhỏ. Ngay hôm nay.
Bạn có đang tự nhốt mình trong một chiếc hộp mang tên “kết quả”?
Rất nhiều người, khi đặt ra mục tiêu, luôn mang trong mình một giả định ngầm rằng:
👉 “Một khi tôi đạt được điều đó, tôi sẽ hạnh phúc.”
Nhưng chính suy nghĩ này lại giống như xiềng xích vô hình.
Nó khiến bạn trì hoãn niềm vui – cứ phải chờ đến lúc đạt mục tiêu thì mới cho phép bản thân được hạnh phúc.
Nhưng rồi, điều gì xảy ra khi bạn thực sự đạt được nó?
Thường thì… không có niềm vui lớn lao nào cả.
Thậm chí là một cảm giác hụt hẫng đến lạ lùng.
Vì sao vậy?
Bởi khi bạn chỉ chăm chăm vào một cột mốc cụ thể, động lực duy nhất của bạn là:
👉 “Tôi phải đạt được điều đó!”
Mà điều trớ trêu là, khi bạn đạt được rồi, ngọn lửa thúc đẩy đó… cũng tắt theo.
Đây là lý do vì sao nhiều người rơi vào trạng thái trống rỗng, quay trở lại thói quen cũ ngay sau khi hoàn thành mục tiêu.
Vậy nên, bạn cần nhớ một điều cực kỳ quan trọng:
🌱 Thói quen không phải là công cụ để bạn “chiến thắng” một mục tiêu nhất định.
Thói quen là một hệ thống sống, là vòng tròn cải tiến liên tục và bền bỉ.
Và để xây dựng được hệ thống thói quen như vậy, bạn cần thay đổi một điều trước tiên:
🚫 Dừng ngay tư duy “phải có kết quả” khi bắt đầu bất kỳ thói quen nào.
Thay vào đó, hãy:
✅ Tập trung vào quá trình.
✅ Tận hưởng từng bước nhỏ.
✅ Tìm thấy hạnh phúc ngay trong hiện tại.
Bạn không cần phải “để dành hạnh phúc” cho tương lai.
Bạn không cần một viễn cảnh hoàn hảo mới có thể cảm thấy hài lòng.
👉 Bạn có thể hạnh phúc ngay trong khoảnh khắc này.
Khi bạn biết mình đang trở thành ai đó tốt hơn, đang sống đúng với điều mình tin – đó là niềm vui bền vững nhất.
Và đây chính là chìa khóa sâu sắc nhất mà cuốn Atomic Habits mang lại:
Bí quyết để duy trì thói quen không nằm ở kết quả, mà nằm ở bản sắc.
Mỗi hành động bạn thực hiện đều xuất phát từ một hệ thống niềm tin –
và hành vi không phù hợp với bản sắc của bạn sẽ không thể tồn tại lâu dài.
Hãy để ý đến hai điều:
🧠 Niềm tin và
🪞 Bản sắc.
Nếu bạn vẫn nghĩ mình là “người hay trì hoãn”, bạn sẽ luôn hành xử như vậy.
Nhưng nếu bạn bắt đầu nói với chính mình:
👉 “Tôi là một người có kỷ luật.”
👉 “Tôi là người giữ lời với chính mình.”
Thì mọi hành động bạn chọn cũng sẽ thay đổi để phù hợp với con người mới đó.
Nói một cách đơn giản:
✨ Trước khi muốn làm điều gì, hãy trở thành người có niềm tin rằng mình là người như vậy.
Khi niềm tin bên trong đủ vững chắc, hành vi sẽ lặp lại dễ dàng.
Và khi hành vi được lặp lại đủ lâu, niềm tin sẽ được củng cố thêm nữa.
Cứ như vậy, bạn xây dựng nên bản sắc của chính mình – từng chút, từng ngày.
Vậy nên, thay vì hỏi:
❌ “Tôi phải làm gì để đạt được X?”
Hãy hỏi:
✅ “Tôi muốn trở thành người như thế nào?”
Khi bạn trả lời được câu hỏi đó, mọi thói quen, hành động, lựa chọn… sẽ tự động dịch chuyển để phục vụ cho con người mà bạn muốn trở thành.
Thói quen là tấm gương phản chiếu con người bạn.
Càng hành động nhất quán với niềm tin và bản sắc bên trong, bạn sẽ càng trở nên rõ ràng hơn về chính mình. Đây là một vòng tuần hoàn bền vững, không chỉ giúp bạn phát triển mà còn có thể dẫn bạn đến những bước ngoặt thay đổi cả vận mệnh của đời mình.
Ví dụ nhé:
Nếu bạn muốn duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, đừng chỉ nghĩ đơn giản là “tôi phải tập cho khỏe”.
Thay vào đó, hãy xác định rằng:
👉 “Tôi là một người yêu sức khỏe.”
Khi bạn muốn đọc nhiều hơn, viết hay hơn, đừng bắt đầu bằng việc “phải ép mình đọc mỗi ngày”.
Hãy tin rằng:
👉 “Tôi là một người sáng tạo.”
Bởi nếu bạn không rõ mình là ai, thì hành động sẽ trở thành sự gượng ép, lề mề, và mệt mỏi.
Còn nếu bạn biết rõ mình muốn trở thành ai, hành vi của bạn sẽ trở thành một phần tự nhiên trong cuộc sống.
Vì thế, hãy nhớ rằng:
🌱 Thói quen là cách con người bạn được thể hiện.
Bạn cần phải hiểu chính mình trước.
Bạn muốn trở thành người như thế nào?
Hãy khởi đầu từ câu hỏi đó.
Sau đó, để niềm tin “bạn là ai” làm nền móng thiết lập nên hệ thống thói quen —
và từ hệ thống ấy, bạn sẽ tạo dựng được một cuộc đời phát triển, hạnh phúc và vững bền.
Đến đây, chúng ta thử tư duy ngược lại một chút.
Nếu bản sắc và niềm tin có sức mạnh như thế,
Vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn – hoặc người khác – dán nhãn sai cho chính mình?
Hãy nhìn một ví dụ rất đời thường:
Các bậc phụ huynh luôn mong con mình chăm chỉ, tự giác. Nhưng mỗi khi thấy con đang chơi, hay lơ đãng, liền quát lớn:
👉 “Sao con lười học thế?”
👉 “Ham chơi quá đi!”
Những cái “nhãn mác” như lười học, ham chơi, cầu thả – tưởng chừng vô hại –
nhưng nếu được lặp lại nhiều lần, chúng có thể trở thành lời tiên tri tự hoàn thành.
Và điều nguy hiểm là: chúng có thể trở thành bản sắc của đứa trẻ.
Bạn thấy đấy, sức mạnh của thói quen không chỉ nằm ở hành vi, mà bắt nguồn từ cách chúng ta nhìn nhận chính mình.
Và để hiểu rõ hơn về cách một thói quen hình thành, ta cần quay lại logic cơ bản.
Điều này không mới, đã được đề cập kỹ trong cuốn sách nổi tiếng The Power of Habit – Sức mạnh của Thói quen.
Bất kỳ thói quen nào cũng vận hành qua 4 bước sau:
-
Gợi ý – tín hiệu khởi đầu cho một hành động
-
Khao khát – mong muốn được thỏa mãn một nhu cầu
-
Phản ứng – hành vi cụ thể bạn thực hiện
-
Phần thưởng – cảm giác dễ chịu, thoải mái bạn nhận được
Lấy một ví dụ nhé:
📲 Bạn nghe tiếng ting thông báo từ Facebook – đó là gợi ý.
🤔 Bạn tò mò muốn biết ai nhắn tin – đó là khao khát.
✋ Bạn cầm điện thoại và mở app – đó là phản ứng.
😊 Và khi bạn đọc tin nhắn, thấy người thân hỏi thăm – đó là phần thưởng.
Hiểu được quy trình này, bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy mọi thói quen trong cuộc sống đều có logic.
Và khi hiểu logic, bạn sẽ có quyền chủ động thiết kế lại thói quen của chính mình.
Không còn bị dẫn dắt bởi phản xạ vô thức, mà trở thành người điều khiển hệ thống thói quen – và cuộc đời – của chính bạn.
Hầu hết mọi hành động trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, dù nhỏ nhất – như mặc quần áo, đánh răng, mở đèn, ăn vặt – đều tuân theo một chu trình quen thuộc: Gợi ý → Khao khát → Phản ứng → Phần thưởng.
Khi bạn hiểu được điều này, bạn sẽ thấy thói quen không chỉ là thứ bạn có – mà là thứ đang vận hành cả cuộc đời bạn.
Hãy thử nhâm nhi suy nghĩ này một chút:
Ví dụ, bạn đặt mục tiêu hôm nay về nhà sẽ đọc 20 trang sách.
Nhưng khi vừa ngồi xuống ghế sofa, bạn lại lấy điện thoại ra, mở Facebook, rồi lướt TikTok.
Thế là, cả buổi tối trôi qua trong chớp mắt, chẳng còn tâm trí để đọc.
Tại sao lại như vậy?
Bởi bạn đã vô thức kích hoạt một chuỗi thói quen cũ, được hình thành từ trước đó. Nó giống như một “kịch bản tự động” mà bạn chẳng cần suy nghĩ cũng có thể diễn lại mỗi ngày.
Vì thế, nếu bạn không hiểu cách thói quen vận hành, bạn sẽ mãi bị cuốn theo quán tính cũ.
Còn nếu bạn hiểu, bạn có thể chủ động điều khiển lại guồng quay đó, loại bỏ thói quen xấu và xây dựng những thói quen tốt hơn.
Vậy làm sao để xây dựng được thói quen mới một cách chính xác?
Hãy bắt đầu với 4 bước duy trì thói quen. Và bước đầu tiên là:
Bước 1: Làm cho thói quen trở nên RÕ RÀNG
Con người có xu hướng phản ứng mạnh nhất với những gì nhìn thấy được.
Thị giác chiếm tới 90% sức mạnh cảm giác của chúng ta.
Vì vậy, nếu bạn có thể thiết kế lại không gian sống theo hướng trực quan, bạn sẽ có lợi thế rất lớn trong việc duy trì thói quen.
Ví dụ, bạn muốn hình thành thói quen đọc sách mỗi ngày.
Nhưng nếu sách của bạn chất đống một góc khuất, lúc nào cần mới nhớ ra, thì sẽ rất khó để biến việc đọc sách thành thói quen.
Thay vào đó, hãy để sách ở những nơi bạn thường xuyên nhìn thấy và dễ với tới:
Trên ghế sofa, trên kệ tivi, đầu giường, bàn học, trong ba lô – bất cứ nơi nào bạn hay đặt mắt tới.
Chỉ cần một cái liếc nhẹ, một cái chạm tay tiện lợi – việc đọc sách sẽ không còn xa vời.
Ngược lại, để loại bỏ thói quen xấu, bạn cần làm ngược lại với nguyên tắc này:
Tức là, loại bỏ những “ngòi nổ” kích hoạt thói quen cũ.
Ví dụ: Nếu bạn hay thèm ăn vặt vào buổi chiều, nhất là khi làm văn phòng, thay vì trữ bánh tráng, trà sữa, kẹo ngọt…
Hãy chuẩn bị trước hạt dinh dưỡng, trái cây tươi, và đặt ở chỗ dễ thấy, dễ lấy.
Khi những thứ bạn nên ăn xuất hiện trước mắt,
Còn những thứ bạn cần tránh biến mất khỏi tầm nhìn –
Thói quen cũ sẽ khó mà được kích hoạt, còn thói quen mới thì sẽ tự nhiên mà hình thành.
Bước 2: Làm cho thói quen KHÔNG THỂ KHÁNG CỰ
Có một công thức đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả:
“Xếp chồng thói quen” và “lồng ghép giả thích”.
1. Xếp chồng thói quen – nghĩa là: Sau khi hoàn thành một thói quen hiện tại, tôi sẽ thực hiện một thói quen mới mà mình muốn xây dựng.
Ví dụ:
– Sau khi cởi bộ quần áo đi làm, tôi sẽ sỏ giày thể thao và đi tập gym.
– Sau khi uống xong ly cà phê buổi sáng, tôi sẽ ngồi đọc sách 1 tiếng.
Thói quen mới được gắn liền với một hành động quen thuộc, khiến nó trở nên dễ tiếp cận và tự nhiên hơn rất nhiều.
2. Lồng ghép giả thích – nghĩa là: Tôi sẽ kết hợp một việc tôi “phải làm” với một việc tôi “muốn làm”.
Chính mình cũng thường xuyên dùng phương pháp này. Mình vốn… rất lười viết nhật ký. Nhưng mình lại rất thích… chụp hình!
Thế nên mỗi ngày, mình chụp lại những điều đẹp đẽ, thú vị mà mình nhìn thấy. Sau đó viết vài dòng ngắn gọn kèm theo bức ảnh ấy.
Kết quả là gì? Mình vừa lưu giữ được ký ức sống động, vừa duy trì được thói quen viết – mà không hề có cảm giác ép buộc.
Thói quen bạn cần + Thói quen bạn muốn = Sự duy trì bền bỉ và niềm vui lâu dài.
Trong tâm lý học, phương pháp này gọi là “ràng buộc giả thích” – được giáo sư David Premack nghiên cứu và chứng minh.
Đây là cách dùng một hành vi có tần suất cao để củng cố một hành vi có tần suất thấp. Kết quả? Hành vi khó trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều.
Vậy nếu bạn không thể kiểm soát sự thèm muốn thì sao?
Câu trả lời là: Hãy mượn sức mạnh của NHÓM.
Trong gen di truyền của loài người, chúng ta không thể tồn tại một mình.
Từ thời xa xưa, con người phải sống trong bộ lạc. Có người bên cạnh mới cảm thấy an toàn. Mối liên kết xã hội là thứ ăn sâu vào bản năng sinh tồn.
Trong cuốn The Social Animal mà mình từng đề cập, nhu cầu được kết nối với người khác chính là một phần nền tảng trong tâm lý con người.
Vậy nên, hãy sử dụng điều này để giúp bản thân:
– Tham gia một nhóm chạy bộ.
– Tham gia một lớp học có chung mục tiêu.
– Hoặc đơn giản là có một người bạn cùng cam kết.
Khi bạn không duy trì thói quen, sự nhắc nhở của tập thể sẽ khiến bạn tự giác hơn.
Nỗi sợ “bị bỏ lại”, “bị đánh giá”, đôi khi chính là động lực lớn nhất để bạn kiên trì hơn mỗi ngày.
Bước 3: Làm cho thói quen TRỞ NÊN DỄ DÀNG
Nguyên tắc lớn nhất ở đây là: Giảm bớt độ khó.
Ví dụ, bạn muốn duy trì việc tập gym.
Đừng bắt đầu bằng việc tìm phòng tập hiện đại nhất hay so sánh thiết bị ra sao…
Hãy chọn nơi gần nhà nhất, dễ đi nhất, miễn là bạn có thể bắt đầu NGAY HÔM NAY.
Tối ưu hóa môi trường là một cách cực kỳ hiệu quả để giảm đi sự chống đối trong bạn.
Và nhớ một quy tắc quan trọng: Quy tắc 2 phút.
Hãy bắt đầu một thói quen mới bằng phiên bản dễ nhất, chỉ mất chưa đầy 2 phút.
Ví dụ:
– Thay vì “đọc 1 cuốn sách mỗi tuần”, hãy bắt đầu bằng việc “đọc 1 trang sách mỗi ngày”.
– Thay vì “tập gym 1 tiếng”, hãy bắt đầu bằng việc “mặc đồ thể thao và đi bộ 2 phút”.
Vì sao?
Bởi cuộc đời bạn được quyết định bởi những khoảnh khắc nhỏ nhưng mang tính quyết định.
Khoảnh khắc bạn chọn:
– Nấu ăn hay đặt đồ ăn nhanh.
– Đạp xe đi làm hay ngồi xe.
– Lướt điện thoại hay mở sách.
Không có gì là ngẫu nhiên cả. Những khoảnh khắc ấy – tích tiểu thành đại – sẽ dẫn bạn tới một phiên bản khác hoàn toàn của chính mình.
Bước 4: Làm cho thói quen TRỞ NÊN THÚ VỊ
Chúng ta đều biết vì sao thói quen xấu lại khó bỏ đến vậy:
Vì nó cho ta cảm giác dễ chịu NGAY LẬP TỨC.
Khi bạn chơi game, bạn thấy vui ngay.
Khi ăn đồ ngọt, bạn được thỏa mãn ngay.
Còn những hậu quả thì… thường đến sau – âm thầm, lặng lẽ, và tàn nhẫn.
Giống như việc con ếch bị đun trong nồi nước sôi:
Nhiệt độ tăng từ từ, nó chẳng nhận ra nguy hiểm đang đến gần.
Thói quen xấu khiến bạn thấy “sướng” ngay, nhưng lại giết bạn dần dần.
Trong khi đó, thói quen tốt thì hoàn toàn ngược lại – chưa thấy kết quả ngay, nhưng lợi ích lại kéo dài về sau.
Vì thế, hãy cực kỳ thận trọng với những thứ có thể được tận hưởng quá dễ dàng.
Càng nhanh, càng dễ, càng nên nghi ngờ: Liệu thứ này có mang lại giá trị lâu dài cho mình không?
Vậy làm sao để thói quen tốt trở nên hấp dẫn hơn?
Hãy đơn giản là thêm vào đó một chút niềm vui tức thì.
Bạn không cần gì to tát.
– Có thể là một bản nhạc yêu thích khi dọn dẹp nhà cửa.
– Một tách trà sau khi viết xong một đoạn nhật ký.
– Hay đơn giản là được tick vào bảng theo dõi thói quen hằng ngày.
Đánh dấu một hành động vừa hoàn thành, thực chất là đang tự thưởng cho chính mình.
Một tờ giấy theo dõi thói quen, dán ở nơi dễ thấy, có thể là một công cụ nhỏ – nhưng rất mạnh mẽ.
Nó ghi nhận nỗ lực của bạn. Nó truyền cảm hứng để bạn không ngừng tiến lên.
Nhưng có 2 điều rất quan trọng bạn cần nhớ:
1. Kiên trì một cách vất vả còn hơn là bỏ cuộc.
Dù thế nào, đừng bỏ cuộc.
Ngay cả khi bạn không hoàn hảo, vẫn còn cơ hội giữ được bản sắc và cam kết của mình.
Bỏ cuộc hai lần liên tiếp = bắt đầu hình thành thói quen xấu.
Vì thế, nếu bạn trượt một lần – không sao. Nhưng đừng để nó thành hai.
2. Đừng để “thước đo” trở thành “mục tiêu”.
Một câu nói nổi tiếng trong giới quản trị:
“Khi một thước đo trở thành mục tiêu, nó sẽ không còn là một thước đo tốt nữa.”
Nghĩa là sao?
Giả dụ: Nếu cả công ty chỉ chăm chăm nhìn vào KPI, thì nhân viên sẽ chỉ làm sao để “lấp đầy con số”.
Còn thực chất, hiệu suất và giá trị thật sự lại không được cải thiện.
Tương tự như vậy, nếu bạn chỉ theo dõi thói quen để “có dấu tick cho đẹp”, thì sớm muộn nó cũng sẽ mất đi ý nghĩa.
Theo dõi không phải là mục tiêu.
Nó chỉ là phương pháp.
Một cách để giữ nhịp – nhắc nhớ – và nuôi dưỡng một lối sống tốt hơn.
Kết lại…
Thói quen không đến từ sự hoàn hảo.
Thói quen đến từ sự hiểu mình, bắt đầu nhỏ, lặp lại đều – và đủ thú vị để bạn không muốn dừng lại.
Đừng sống chỉ để ghi chép.
Đừng sống chỉ để “tick cho xong”.
Hãy sống để trở thành phiên bản bạn muốn trở thành.
hôm nay mình muốn chia sẻ với bạn 4 bước cốt lõi để hình thành thói quen tốt và loại bỏ thói quen xấu. Đây là những bước mình đã đúc kết từ cuốn sách mà mình rất tâm đắc, và chắc chắn sẽ giúp bạn thay đổi cuộc sống một cách đáng kể.
Bước 1: Làm cho thói quen trở nên rõ ràng
Cảm giác mạnh nhất của con người chính là thị giác. Nếu bạn có thể làm cho thói quen của mình trở thành một phần dễ thấy, dễ tiếp cận trong đời sống hằng ngày, bạn sẽ dễ dàng thực hiện nó hơn. Hãy đặt sách ở những nơi dễ nhìn thấy, hay mang theo một cuốn sách nhỏ trong ba lô để có thể đọc bất cứ lúc nào. Điều này cũng áp dụng với việc bỏ thói quen xấu. Nếu bạn muốn tránh ăn vặt, hãy đặt trái cây hay hạt dinh dưỡng ở những nơi dễ nhìn thấy.
Bước 2: Làm cho thói quen không thể kháng cự
Một cách tuyệt vời để xây dựng thói quen tốt là “xếp trọng thói quen”. Điều này có nghĩa là bạn kết hợp một thói quen bạn cần làm sau một thói quen bạn đã có. Ví dụ, sau khi uống cà phê, bạn có thể đọc sách một tiếng. Một cách khác là lồng ghép “giải thích”. Bạn có thể kết hợp một thói quen bạn thích với thói quen bạn cần thực hiện. Mình thường xuyên chụp ảnh những khoảnh khắc thú vị trong ngày và viết nhật ký. Đây là cách mình kết hợp hai thói quen thành công mà vẫn cảm thấy rất vui.
Bước 3: Làm cho thói quen dễ dàng thực hiện
Giảm bớt độ khó để việc thực hiện thói quen trở nên dễ dàng hơn. Chẳng hạn, nếu bạn muốn duy trì việc tập gym, đừng tìm kiếm phòng tập xa xôi. Hãy chọn một phòng gym gần nhà, để khi có thời gian, bạn sẽ dễ dàng đến tập. Bên cạnh đó, hãy nhớ áp dụng “quy tắc 2 phút” – nghĩa là bắt đầu từ những hành động nhỏ bé. Đừng ép mình phải đọc một cuốn sách dày mỗi tối, chỉ cần bắt đầu bằng việc đọc một vài trang mỗi ngày. Những bước nhỏ này sẽ giúp bạn duy trì thói quen một cách dễ dàng hơn.
Bước 4: Làm cho thói quen trở nên thú vị
Một trong những lý do thói quen xấu khó bỏ là vì chúng mang lại cảm giác thỏa mãn ngay lập tức. Ví dụ, chơi game hay ăn đồ ngọt cho ta cảm giác vui vẻ ngay tức khắc. Nhưng những thói quen tốt lại thường cần thời gian để thấy được kết quả. Vì vậy, để duy trì thói quen tốt, bạn cần làm cho nó thú vị hơn. Có thể là bạn nghe một bài nhạc yêu thích khi tập thể dục, hoặc tự thưởng cho mình một món ăn nhẹ sau khi hoàn thành một công việc quan trọng. Đơn giản như vậy, bạn sẽ thấy thói quen tốt trở nên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, ngoài 4 bước trên, mình vẫn muốn chia sẻ một vài lời nhắc nhở quan trọng mà mình đã rút ra từ cuốn sách này. Đầu tiên, việc tạo ra thói quen không phải chỉ là một việc làm qua loa, mà là một quá trình đầu tư dài hạn. Thói quen là kết quả của việc tích lũy mỗi ngày. Nhưng chúng ta đều biết rằng thời gian của mình có hạn. Vậy làm sao để biết mình đang đầu tư đúng đắn vào một thói quen?
Cuốn sách gợi ý một cách thú vị: Hãy làm những việc mà bạn cho là thú vị, nhưng người khác lại thấy tẻ nhạt. Điều này có nghĩa là bạn sẽ biết mình thực sự phù hợp với một công việc hay một thói quen khi bạn không cảm thấy khó khăn hay mệt mỏi khi làm nó, dù người khác có thể cảm thấy khó khăn.
Thứ hai, đừng quá phụ thuộc vào thói quen. Nếu bạn quá tự động hóa mọi thứ trong cuộc sống, bạn có thể sẽ bỏ lỡ những cơ hội để phát triển. Thói quen không phải là thứ để bạn bám vào suốt đời mà cần có sự thay đổi và phát triển liên tục. Thói quen là đường cong, không phải đường thẳng. Vì vậy, bạn cần phải luyện tập một cách có chủ đích để cải thiện và dần dần đi đến trạng thái “dòng chảy”, nơi bạn tập trung hoàn toàn vào quá trình và tận hưởng hành trình thay vì chỉ chờ đợi kết quả.
Cuối cùng, đừng quên suy ngẫm về bản thân thường xuyên. Đôi khi, bạn có thể cảm thấy mình mất phương hướng khi không đạt được kỳ vọng. Nhưng hãy nhớ rằng thói quen không phải là mục tiêu cuối cùng, mà nó chỉ là phương tiện để giúp bạn phát triển và trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.
Tóm lại:
Thói quen nhỏ bé không chỉ cộng lại mà có thể nhân lên và tạo ra những hiệu ứng tổng hợp, thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bạn. Sau khi bạn hình thành một thói quen mới, nó sẽ kéo theo những thói quen khác và dần dần thay đổi con người bạn theo hướng tốt hơn.
Hãy nhớ: Bắt đầu từ những bước nhỏ, kiên trì mỗi ngày, và đừng quên làm cho quá trình này trở nên thú vị!
Hôm nay mình muốn chia sẻ với bạn về một trong những thay đổi quan trọng trong cuộc sống mà mình đã trải qua: hình thành thói quen đọc sách.
Trước đây, khi mình bắt đầu đọc sách, mình không nghĩ rằng thói quen này lại có thể tạo ra những thay đổi sâu sắc trong cuộc sống của mình như vậy. Nhưng thực tế là, nó đã làm thay đổi rất nhiều thứ: cách mình nhìn nhận thế giới, cách mình đối mặt với thử thách, và cả cách mình học hỏi mỗi ngày. Nếu bạn cũng tìm thấy một điểm khởi đầu tích cực trong cuộc sống của mình, dấn thân vào đó và kiên trì theo đuổi, bạn sẽ nhận thấy cuộc sống của mình thay đổi mạnh mẽ và tốt đẹp hơn rất nhiều.
Một khi bạn tìm được đòn bẩy cho cuộc sống mình, bạn sẽ thấy mọi thứ bắt đầu dễ dàng hơn. Và hệ thống thói quen – những thói quen tích cực – chính là công cụ giúp bạn tạo dựng một cuộc sống ý nghĩa, năng động và đầy cảm hứng.
Chúc cho tất cả chúng ta đều có thể tìm ra đòn bẩy cho cuộc sống của mình. Đó có thể là việc bắt đầu một thói quen mới, một sự thay đổi nhỏ trong ngày, nhưng khi kiên trì, bạn sẽ nhận thấy cuộc sống của bạn sẽ thay đổi theo một hướng rất tốt đẹp.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian lắng nghe những chia sẻ này! Nếu bạn cảm thấy video này hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ nó đến những người xung quanh – những người cũng cần được truyền cảm hứng. Bạn cũng có thể ủng hộ mình bằng một nút “like” để giúp video đến được với nhiều người hơn.
Nếu bạn có những suy nghĩ, cảm nhận nào sau khi xem video này, đừng quên để lại bình luận phía dưới. Điều đó không chỉ giúp mình cải thiện mà còn tạo cơ hội để mọi người cùng học hỏi từ những câu chuyện, kinh nghiệm của nhau.
Và đừng quên nhấn nút “theo dõi” và bật chuông thông báo để không bỏ lỡ những video mới nhất từ mình mỗi tuần nhé!
Một lần nữa, cảm ơn bạn rất nhiều. Hẹn gặp lại bạn trong những video tiếp theo!